Khi tiếp xúc và sử dụng tiếng Hàn giao tiếp với người bản địa, chắc hẳn chúng ta đã có lần nghe thấy một số cách xưng hô khá lạ như “양반” hay “마누라”. Đây không phải là cách xưng hô chính thống, nhưng mang đậm chất địa phương và chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử vô cùng thú vị. Hãy cùng Trung tâm tiếng Hàn SOFL tìm hiểu thêm về hai đại từ nhân xưng dưới đây nhé!
Sử dụng tiếng Hàn giao tiếp hiệu quả?
Sử dụng 양반 trong tiếng Hàn giao tiếp
Taị bán đảo Triều Tiên, từ triều đại Goryeo, xã hội đã hình thành một phần nhỏ tầng lớp quý tộc trong xã hội được gọi là ‘양반’. ‘양반’ được phát âm là “Yangbanj”, có nghĩa là “lưỡng ban”, “hai hàng” và là tên gọi ghép của giới quý tộc ngày xưa bao gồm: ‘동반’ (Dongban) là quan văn, ‘서반’ (Soban) là quan võ. Đến triều đại vua Joseon, tên gọi 양반 chỉ tầng lớp qua lại chung, ngay cả con cháu trong tầng lớp này cũng được gọi là 양반. Đến cuối triều đại Joseon, nhất là sau cuộc chiến chống quân xâm lược Nhật Bản trên bán đảo Hàn Quốc được gọi là Imjinwaeran, có nghĩa là “biến loạn Nhâm Thìn”(1592-1598) thì đa phần tầng lớp quý tộc bỏ của chạy lấy người, để lại người dân một mình chống lại giặc ngoại xâm. Chính vì vậy mà người dân vô cùng thất vọng và khinh ghét tầng lớp này. Cho đến thế kỷ 19, khi nền kinh tế phát triển, bất kì ai có tiền của đều được gia nhập 양반, kết quả là có đến 70% 양반 trên toàn bán đảo Hàn Quốc, vì vậy 양반 không còn được coi là vị trí độc tôn và trang trọng như xưa nữa. Trong tiếng Hàn giao tiếp hiện đại, 양반 được sử dụng như một đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai. Nếu như “너” được dùng để gọi người ngang hàng và kém tuổi hơn mình thì 양반 được dùng như đại từ ở ngôi thứ ba, có nghĩa là khi bạn kể về một người có địa vị hoặc lớn tuổi hơn mình. Bạn có thể sử dụng 저 양반, 그 양반 có nghĩa là cái vị kia, cái ông đó. Hoặc khi tranh cãi, va chạm với ai đó trên đường thì Yangban là ngôi xưng thứ hai.
Học tiếng Hàn trực tuyến đột phá trong học tiếng Hàn
Sử dụng 마누라 trong tiếng Hàn giao tiếp
Thêm một cách xưng hô khá “cổ đại” trước là 마누라 được sử dụng với sắc thái trang trọng, tuy nhiên hầu như ngày nay mọi người đều có thể thoải mái sử dụng từ này trong cuộc sống thường ngày. Nguồn gốc của từ vựng tiếng Hàn này bắt nguồn từ thời nhà Nguyên trong khoảng thế kỷ 12 đến 14. Ban đầu, 마누라 ban đầu là ‘마노라’ (Ma-nô-ra), và là từ nhân xưng mang sắc thái trang trọng khi người hầu hoặc nô lệ gọi chủ nhân của mình. Ngày này, 마누라 trong tiếng Hàn giao tiếp được sử dụng như đại từ ở ngôi thứ ba, khi mà một người đàn ông trung niên hoặc lớn tuổi kể người vợ của mình, có nghĩa là “bà xã nhà tôi”, “bà vợ nhà tôi”. Đây là cách gọi khá thân mật và thoải mái để nói về người vợ của mình, còn khi bạn đề cập đến vợ người khác thì cần phải chuyển sang lối nói trang trọng hơn là “아내” (vợ) hay “부인” (phu nhân).
Trên đây là một số chia sẻ của Trung tâm tiếng Hàn SOFL về cách xưng hô trong tiếng Hàn giao tiếp. Chúc các bạn học tốt!
Thông tin được cung cấp bởi:
Cơ sở 1: Số 365 Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở 4: Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội
Email: trungtamtienghansofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
website : http://trungtamtienghan.edu.vn/